Có rất nhiều những mô hình sản xuất khác nhau, trong đó Lean Manufacturing là mô hình mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Vậy Lean Manufacturing là gì? Mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Nhatviet Express nhé.
Lean Manufacturing là gì?
Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là tập hợp các phương pháp quản trị tập trung vào vấn đề tránh lãng phí. Mô hình này được khởi nguồn từ những năm 1950 bởi hệ thống sản xuất của Toyota. Và từ trước những năm 1980, Toyota đã áp dụng hệ thống just in time (JIT) và mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.
Hiện nay, sản xuất tinh gọn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhờ đó nên việc linh hoạt đáp ứng nhu cầu linh hoạt và khắt khe của khách hàng càng hiệu quả và tiết kiệm hơn. Và hệ thống tinh gọn LEAN không chỉ còn ở khuôn khổ ngành sản xuất, nó đã được mở rộng ra các ngành dịch vụ, bán lẻ, văn phòng, du lịch,….
>> Xem thêm: Pre-Alert là gì?
Quan điểm của Lean Manufacturing
Mỗi một mô hình hay phương pháp đều có những nội dung và quan điểm riêng, dưới đây là những quan điểm chính của Lean Manufacturing:
- Nhân sự cùng nhau làm việc phải thảo luận để khai thác triệt để thế mạnh, kĩ năng, kinh nghiệm,…để hạn chế lãng phí và cải tiến liên tục.
- Thực hiện công việc và các giải pháp đúng lúc.
- Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là sự lãng phí hoặc phải mất chi phí.
- Bằng việc loại bỏ thời gian và các hoạt động không tạo ra giá trị, giúp tối ưu hóa giá trị mà công việc đem lại.
Tại sao nên áp dụng sản xuất tinh gọn?
Khi áp dụng Lean Manufacturing, doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích như:
Tăng tính linh hoạt và năng suất, hiệu quả công việc
Khi áp dụng LEAN, công nhân sẽ di chuyển từng chi tiết/ linh kiện ngay khi hoàn thành thay vì chờ chuyển từng lô. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận (single piece flow) như vậy giúp gia tăng năng suất và tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian sản xuất để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Giảm hao phí
Phương pháp Lean Manufaturing giúp loại bỏ những hoạt động thừa hay thời gian trống. Dây chuyền sản xuất cũng sẽ được thiết kế giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa các quá trình. Nhờ vậy, mô hình này tránh lãng phí về thời gian và chi phí đáng kể. Hơn nữa, Lean giúp tiết kiệm chi phí tồn kho do được vận hành liên tục.
Động viên tinh thần của nhân viên
Người lao động sẽ được tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm, hơn nữa phương pháp lean giúp tăng lợi nhuận công ty, từ đó cơ hội gia tăng thu nhập của nhân viên cũng nhiều hơn. Do vậy mà tinh thần làm việc của nhân viên cũng được nâng cao.
Những điều lãng phí mà sản xuất tinh gọn loại bỏ
- Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);
- Lãng phí vận chuyển (Conveyone waste);
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);
- Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);
- Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);
- Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time);
- Lãng phí quá trình (Processing waste);
- Lãng phí nguồn nhân lực (Non Utilized People): Đây là loại lãng phí thứ 8 mới được các chuyên gia bổ sung thêm sau 7 lãng phí trong sản xuất mà Taiichi Ohno (Giám đốc điều hành tập đoàn Toyota, 1912-1990) đưa ra do doanh nghiệp không phát huy được tài năng và sự sáng tạo của nhân viên.
Kết luận
Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là một hình thức đang được phát triển mạnh mẽ và được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp, mang lại nhiều giá trị và tối ưu hóa hiệu suất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu cần sử dụng các dịch vụ logistics: kho bãi, vận tải,…hãy liên hệ Nhatviet Logistics qua hotline 0971212223 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.