Xuất/ nhập khẩu hiện nay là một hoạt động thương mại quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Việc xuất/nhập khẩu giúp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, là sự hợp tác giữa các quốc gia cùng nhau phát triển nền kinh tế. Vậy hàng nhập khẩu là gì? Hiện nay có những hình thức nhập khẩu nào phổ biến?
Hàng nhập khẩu là gì?
Để hiểu khái niệm hàng nhập khẩu, cần hiểu rõ nhập khẩu là gì? Hiểu theo cách đơn giản, nhập khẩu là hoạt động nhập các hàng hóa, nguyên liệu, sản phẩm từ nước ngoài vào trong nước để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải việc bán lẻ mà có hệ thống tổ chức.
Hàng nhập khẩu là mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài về trong nước, có đầy đủ giấy tờ. Có thể đi theo đường bay, đường bộ, đường thủy,….được kiểm duyệt kỹ lưỡng bởi hải quan và phải thực hiện các thủ tục pháp lý.
>> Khái niệm nhập khẩu theo Wikipedia.
Hàng nhập khẩu sau khi về đến Việt cần các loại giấy phép theo quy định để có thể lưu hành, và phần đa sẽ được gắn thêm tem có chữ tiếng Việt có thông tin để người Việt hiểu.
Các loại giấy tờ cho phép sản phẩm được lưu hành tại thị trường Việt rất quan trọng với những nhà kinh doanh và bán lẻ. Có một số sản phẩm bắt buộc phải có giấy phép mới được bày bán công khai tại Việt Nam, ví dụ như sản phẩm “kính áp tròng”.
Hiện nay, chúng ta có thể thấy hàng nhập khẩu thường có chất lượng rất tốt và mức giá cũng tương đối cao.
Đặc điểm của nhập khẩu là gì?
So với hoạt động kinh doanh trong nước, nhập khẩu phức tạp hơn khá nhiều, các đặc điểm của nhập khẩu có thể kể đến cơ bản như sau:
- Nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như tập quán Thương mại quốc tế, luật quốc gia của các nước hữu quan, điều ước quốc tế và ngoại thương,…
- Đa dạng trong phương thức thanh toán: hàng đổi hàng, L/C, nhờ thu,….
- Trong thanh toán thường dùng những loại tiền có sức chuyển đổi cao như USD, Euro hay Bảng Anh,….
- Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
- Trong nhập khẩu, để tránh các rủi ro về hàng hóa, có thể mua bảo hiểm.
- Có nhiều điều kiện giao hàng, phổ biến là CIF, FOB.
>> Xem thêm : Pre-Alert là gì?
Các hình thức nhập khẩu phổ biến hiện nay
Hiện nay có 5 hình thức nhập khẩu được sử dụng phổ biến:
Nhập khẩu trực tiếp
Đây là hình thức tương đối đơn giản, một doanh nghiệp trong nước trực tiếp đứng ra thỏa thuận ký kết hợp đồng thương mại nhập khẩu hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài mà không bị ràng buộc từ bên thứ ba trung gian nào. Trong trường hợp này, bên mua sẽ tự tìm hiểu, tìm đối tác và ký hợp đồng,….
Hình thức này giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng, nắm được tình hình hàng hóa và giao dịch, từ đó định hướng kinh doanh và tiết kiệm được nhiều chi phí. Nhập khẩu trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt, đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm cao để hạn chế rủi ro phát sinh.
Nhập khẩu gián tiếp (nhập khẩu ủy thác)
Hiểu đơn giản thì hình thức nhập khẩu này sẽ ủy thác cho bên trung gian thực hiện. Nhập khẩu ủy thác phù hợp với các doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm và nhập khẩu hàng hóa nên cần một đơn vị trung gian làm cầu nối cho đối tác nước ngoài.
Nhập khẩu gia công
Hình thức nhập khẩu này sẽ nhập nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ từ nước ngoài. Sau đó, sử dụng các hàng hóa này để gia công theo hợp đồng đã ký kết. Khi hàng hóa được gia công hoàn thiện sẽ giao cho nước thứ 3 theo yêu cầu của bên thuê gia công.
Buôn bán đối lưu
Là hình thức nhập khẩu trao đổi các mặt hàng ngang giá với nhau, thường được sử dụng trong giao dịch của chính phủ các nước đang phát triển.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng không được đưa vào nước tiêu thụ, sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước thứ 3 để thu lợi nhuận.
>> Xem thêm: Các phương thức vận tải phổ biến
Kết luận
Cùng với thương mại và giao dịch toàn cầu phát triển, hoạt động nhập khẩu càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0971 21 22 23 để biết thêm thông tin chi tiết.