Với sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự kết nối toàn cầu bằng công nghệ, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng lại cần thêm rất nhiều nhân lực chất lượng. Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ nỗ lực, bởi trong tương lai, sức nóng và tính cạnh tranh của lĩnh vực này là rất cao.
Thương mại điện tử bùng nổ là cơ hội lớn
Logistics là khâu trung gian quan trọng để đưa hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn quản lý chuỗi cung ứng là liên kết các quy trình trong kinh doanh, đó là sự tương tác giữa nhà cung cấp, đối tác, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và khách hàng.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là nền tảng cần thiết cho một nền kinh tế thị trường phát triển. Do đó, khi thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ khoảng 10 năm trở lại đây, lĩnh vực này càng được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp. Và với tình hình hiện tại, TMĐT vẫn đang trên đà tăng trưởng thần tốc, dự tính đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỉ USD (Đứng thứ 3 khối ASEAN chỉ sau Indonesia và Thái Lan).
Đây là cơ hội rất lớn nhưng cũng là thách thức, buộc logistics và quản lý chuỗi cung ứng phải phát triển kịp thời để theo kịp sự tăng trưởng phi mã này. Theo bảng xếp hạng FAST 500, Logistics là ngành có mức tăng trưởng mạnh thứ 2, chỉ sau ngành công nghệ thông tin. Do đó, cơ hội việc làm ngành này cũng ngày càng rộng mở với những mức thu nhập dự kiến hấp dẫn.
>> Xem thêm: Dịch vụ vận tải là gì?
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thu hút nhiều bạn trẻ
Vì hứa hẹn 1 tương lai tươi sáng, nên logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng thu hút nhiều bạn trẻ, với mong muốn sau này ra trường có được mức thu nhập tốt.
Nhân sự ngành logistics hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu thị trường. Do đó, cơ hội cũng rất nhiều và rõ ràng. Bởi đây là ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỉ USD và chiếm đến 20,9% GDP cả nước.
Dự kiến đến năm 2030, ngành Logistics Việt Nam có thể sẽ cần thêm 2,2 triệu nhân lực để đáp ứng nhu cầu, trong đó cần 200.000 lao động có trình độ cao, được đào tạo và có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ, kĩ năng chuyên môn, ngoại ngữ,…. Tuy nhiên, trái ngược với đó là mỗi năm chỉ có khoảng 2.500 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm.
Đây chính là ngành có nhiều tiềm năng, nếu có lộ trình phát triển cụ thể, có thể đạt mức thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Một số công việc phổ biến trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh sẽ đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ của công ty. Ngoài ra là duy trì mối quan hệ giữa khách hàng với công ty, hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh. Mức lương cứng của nhân viên kinh doanh fresher là từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ (chưa kể doanh số). Cấp độ leader hoặc trưởng phòng kinh doanh, mức lương có thể đạt 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ.
Nhân viên vận hành kho
Kho bãi là một lĩnh vực quan trọng trong logistics. Các nhân viên kho sẽ nhận đơn đặt hàng của khách, sắp xếp lịch vận chuyển, quản lý các hoạt động bốc xếp hàng hóa, chứng từ, hóa đơn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kho. Mức lương của nhân viên kho thường vào khoảng 7.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ, đối với trưởng kho có thể từ 10.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho khách hàng, cung cấp các tài liệu và thông báo về tình trạng hàng hóa, lưu giữ các thông tin và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Mức lương trung bình từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế sẽ đảm nhận nhiệm vụ lưu giữ thông tin hồ sơ, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế,…..
Mức lương trung bình của chuyên viên thanh toán quốc tế giao động từ 7.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ.
Chuyên viên thu mua
Nhiệm vụ chính của chuyên viên thu mua là:
- Lên kế hoạch, danh sách ưu tiên cho hoạt động thu mua với phòng kế hoạch sản xuất
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, quản lý quá trình mua hàng
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, giải quyết sự cố
- Đánh giá, cập nhật, duy trì đơn hàng
- Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng
Mức lương trung bình của chuyên viên thu mua rơi vào khoảng 8.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ.
Kết luận
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành đầy tiềm năng và có nhiều cơ hội việc làm. Với sự năng động của giới trẻ hiện nay, việc lựa chọn theo lĩnh vực này cũng khá hợp lý. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho Việt Nam ta vươn mình sánh vai với các cường quốc 5 châu.
Trên đây là những chia sẻ về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nếu bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ logistics chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0971 21 22 23 để biết thêm thông tin chi tiết, xin cảm ơn.