CIP Là Gì? Khác Biệt Giữa Điều Kiện CIF Và CIP Là Gì?

Điều kiện CIP là gì?

Nội Dung Tóm Tắt

Incoterms 2020 là một bộ quy tắc đặc biệt trong logistics được công nhận trên toàn cầu. CIP là một điều kiện thuộc Incoterms 2020. Vậy CIP là gì? Điểm khác biệt giữa điều kiện CIP và CIF?

CIP là gì?

CIP là gì?
CIP là gì?

CIP là viết tắt của cụm từ Carriage and Insurance Paid to, nghĩa là cước và bảo hiểm trả tới điểm đến hay cước phí và phí bảo hiểm trả tới. Điều này tức là rủi ro và hàng hóa đã được chuyển cho người mua khi người bán giao hàng cho người chuyên chở.

Người bán sẽ giao hàng hóa đã thông quan cho người mua tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận ở nước ngoài.

>> Có thể bạn quan tâm: Seal container là gì?

Đặc điểm của điều kiện CIP là gì?

Đặc điểm của điều kiện CIP
Đặc điểm của điều kiện CIP

Điều kiện CIP có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Bên mua và bên bán quy định rõ địa điểm giao hàng chỉ định tại nước người mua. (Do người bán đã chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc vận chuyển và giao hàng đến vị trí này)
  • Người bán phải mua bảo hiểm để đảm bảo quyển lợi cho người mua.
  • Người bán có trách nhiệm phải thanh toán toàn bộ các chi phí đến khi người mua nhận được hàng.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong điều kiện CIP

Trách nhiệm của các bên trong điều kiện CIP
Trách nhiệm của các bên trong điều kiện CIP

>> Có thể bạn quan tâm: Pre-Alert là gì?

Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện CIP là gì?

  • Chịu trách nhiệm về rủi ro, tổn thất hàng hóa trước khi đến người giao hàng đầu tiên.
  • Có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng thương mại.
  • Thông báo cho người mua theo các mốc thời gian: khi chuẩn bị hàng xong, khi hàng đến người vận tải đầu tiên cho đến tay người nhận.
  • Chịu trách nhiệm về chi phí và hợp đồng bảo hiểm trong suốt thời gian hàng hóa được vận chuyển.
  • Có nghĩa vụ làm các thủ tục thông quan.
  • Chịu trách nhiệm về vận tải, giao hàng cho người vận tải đầu tiên và trả cước phí cho tới địa điểm đích qui định.
  • Cung cấp các hóa đơn, chứng từ vận tải và bảo hiểm,…cho bên mua.

Nghĩa vụ của người mua trong điều kiện CIP là gì?

  • Chấp thuận việc giao hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên khi người mua nhận được hóa đơn.
  • Chịu mọi rủi ro khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên.
  • Tiếp nhận hàng hóa từ người bán tại địa điểm theo thỏa thuận quy định.

Khác biệt giữa điều kiện CIF và CIP là gì?

So sánh điều kiện CIF và CIP
So sánh điều kiện CIF và CIP

Về định nghĩa:

  • CIF là chi phí, bảo hiểm và cước phí.
  • CIP là vận chuyển và bảo hiểm trả cho.

Bảo hiểm:

  • CIF vận chuyển đến cảng trên biển.
  • CIP vận chuyển đến địa điểm theo thỏa thuận.

Chuyển giao trách nhiệm vận chuyển:

  • CIF: Khi hàng đã đến cảng.
  • CIP: Khi khách hàng đến địa điểm đã thỏa thuận.

Phương thức vận chuyển:

  • CIF: Chỉ sử dụng vận tải đường biển.
  • CIP: Tất cả các phương thức vận tải đều có thể sử dụng trong điều kiện CIP.

Chuyển giao rủi ro:

  • CIF: Thực hiện tại cảng biển
  • CIP: Sau khi hàng hóa đến người vận chuyển thứ nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản, ngắn gọn đầy đủ về điều kiện CIP trong Incoterms 2020. Các kiến thức và thuật ngữ trong logistics luôn có những đặc điểm riêng mà bạn cần tìm hiểu trước khi thực hiện.

Nhatviet Logistics là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics hàng đầu tại Việt Nam. Từ dịch vụ kho cho đến vận tải, chúng tôi đều sẵn sàng phục vụ hết mình để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Dịch vụ kho tại Nhatviet Logistics
Dịch vụ kho tại Nhatviet Logistics
Dịch vụ vận tải Nhatviet Express
Dịch vụ vận tải Nhatviet Express
5/5 - (7 votes)

NHẬN BÁO GIÁ DỊCH VỤ VẬN TẢI