Trong Incoterms có rất nhiều điều kiện khác nhau mà những doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu phải nắm. Chúng tôi đã từng đề cập đến điều kiện CIF và CIP. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CNF. Vậy điều kiện CNF là gì? Có vai trò gì trong xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại?
CNF là gì?
CNF (C&F) là viết tắt của cụm từ Cost And Freight dịch ra có thể hiểu là tiền hàng và cước phí. Trong điều kiện CNF, người bán sẽ có trách nhiệm thuê tàu, chịu tiền phí chuyển hàng và bốc hàng lên tàu. Sau khi hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm dự kiến và thanh toán các cước phí vận chuyển liên quan, thì lúc này người mua sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa và các rủi ro có thể gặp phải.
>> Xem thêm: Pre-Alert là gì?
Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bán trong (C&F)
Khi sử dụng điều kiện (C&F), người bán có những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm về các rủi ro và chi phí để lấy được giấy phép xuất nhập khẩu. Ngoài ra, người bán cũng có nghĩa vụ về các thủ tục hải quan cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Cung cấp hàng hóa đúng về số lượng như trong giấy tờ, phù hợp với những quy định trong hợp đồng.
- Có trách nhiệm trong việc ký các hợp đồng cũng như thanh toán với đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển. Người bán chỉ cần cung cấp các thông tin để người mua có thể mua được bảo hiểm hàng hóa mà không cần trực tiếp mua.
- Trước khi hàng được vận chuyển lên tàu thì mọi trách nhiệm đều thuộc về người bán.
- Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng, vận chuyển và giao hàng lên tàu tại cảng đúng như quy định.
- Người bán có nghĩa vụ thanh toán các chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trước khi được bàn giao lên tàu.
- Các loại phí người bán cần thanh toán: cước vận tải, lệ phí xuất nhập khẩu, chi phí phát sinh từ hợp đồng vận tải, thuế, chi phí kiểm tra và đóng gói hàng hóa,…
- Cung cấp các chứng chỉ vận chuyển cho các bên liên quan kịp thời để người mua có thể nhận hàng kịp thời.
Cách tính giá CNF là gì?
Chúng ta có thể tính giá C&F theo hai phần thanh toán như sau:
- Tính cước phí vận chuyển theo thỏa thuận tại hợp đồng.
Tính giá hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương.
Giá C&F sẽ bằng tích ba khía cạnh gồm: số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế , giá tính thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa và thuế suất nhập khẩu.
Lưu ý rằng, bên cạnh giá C&F thì khi nhập khẩu hàng từ một quốc gia thì người bán còn phải trả thêm các chi phí như: thuế nhập khẩu, chi phí bảo hiểm, lệ phí hải quan, thuế VAT….Đây được coi là nghĩa vụ và bắt buộc phải thực hiện khi có yêu cầu.
Điểm khác nhau giữa CFR và CNF là gì?
Một số nhà giao dịch sẽ sử dụng CNF thay vì CFR, đây là 2 điều kiện tương tự nhau, nhưng được cần xác định thuật ngữ sử dụng phù hợp trong các trường hợp cụ thể.
Các thuật ngữ thường chứa thuật ngữ CNF trong incoterms 2000, nhưng đến incoterms 2010 thì chúng đều được chuyển thành CFR. Điều này đã được chấp thuận bởi các thương nhân trong nước và quốc tế.
Dù CNF đã bị loại bỏ Incoterms năm 2000, thuật ngữ CNF vẫn được sử dụng rộng rãi ngay cả sau 13 năm sửa đổi các điều khoản Incoterms. Và hiện nay nên ưu tiên dùng CFR thay vì điều khoản giao hàng CNF, bởi CFR chính là phiên bản mới nhất của công bố các điều khoản thương mại quốc tế năm 2010 và 2020.
Trên đây là những thông tin cơ bản nên biết về điều kiện CNF. Hy vọng bài viết mang đến những nội dung hữu ích cho bạn. Còn nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0971 21 22 23 để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Nhatviet Logistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam