Trong logistics có rất nhiều thuật ngữ và nhiều kỹ thuật đặc biệt. Trong đó, cross docking là một loại kỹ thuật có nhiều vai trò quan trọng. Vậy cross-docking là gì? Cross docking có những đặc điểm gì?
Cross docking là gì?
Cross docking là một loại kỹ thuật trong logistics, được dùng để loại bỏ chức năng chính là lưu trữ và thu gom của một kho hàng, song vẫn thực hiện được các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.
Nói đúng theo chuyên môn, cross-docking là hệ thống phân phối hàng hóa, hàng hóa luôn trong trạng thái sẵn sàng vận chuyển đến các cửa hàng bán lẻ mà không đem vào vị trí lưu trữ.
Những lợi ích của cross docking là gì?
Cross docking mang lại một số lợi ích như:
- Với những loại hàng hóa ổn định và luôn có nhu cầu cao, việc sử dụng cross docking sẽ giúp tiết kiệm chi phí lưu kho.
- Giảm chi phí vận tải cho các nhà bán lẻ, các đơn vị vận tải nhỏ.
Yêu cầu của cross docking
Có rất nhiều đơn vị gặp khó khăn khi sử dụng kỹ thuật cross docking, bởi kỹ thuật này đòi hỏi phải có sự nhịp hàng trong việc giao và nhận hàng. Mặt khác là đa số công ty đã tiến hành cross-docking mà không có sự thay đổi cấu trúc tổ chức hoặc các chỉ số. Hầu hết các tài liệu về chuỗi cung ứng đều nhất trí rằng cách tiếp cận tốt nhất là một cách toàn diện, trong đó các hoạt động cross-docking không chỉ đồng bộ với các quy trình logistics đầu vào và đầu ra (inbound and outbound logistics) mà còn phải được quản lý bởi cùng những người có cùng chỉ số về hiệu quả hoạt động hoặc tương tự.
>> Xem thêm: Drop shipping là gì?
Các loại cross docking
Cross docking là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong logistics, vì vậy kỹ thuật này cũng có nhiều loại khác nhau:
- Cross docking vận tải (Transportation Cross Docking): kết hợp nhiều thùng tải hàng nhỏ từ đầu vào thành một thùng hàng đầu ra duy nhất nhằm cái thiện hiệu quả kinh tế.
- Cross docking bán lẻ ((Retail Cross Docking): phân loại và nhóm các mặt hàng từ những nhà cung cấp khác nhau cho các xe tải đầu ra đi đến các nhà bán lẻ.
- Cross docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Tiếp nhận nguồn cung và hàng hóa đầu vào để hỗ trợ cho sản xuất hoặc just in time trong sản xuất.
- Cross docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Tập hợp các mặt hàng tại cùng 1 điểm để đưa đến nơi tiêu thụ.
- Cross docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến trung tâm điều phối, sau đó là chuyển qua phương tiện vận tải khác để hoàn thành chuyến hàng. Loại hình này đáp ứng nhu cầu nhu cầu biết trước, ví dụ như đơn hàng của khách.
So sánh cross docking và kho hàng truyền thống
Với kho hàng truyền thống, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cần phải lưu kho một lượng hàng hóa nhất định trước khi phát sinh đơn đặt hàng. Còn với cross docking, khách hàng đã được xác định từ trước, vì vậy, nhu cầu lưu kho là không có. Điều này đòi hỏi khách hàng cần phải chờ đợi hàng hóa trong quá trình vận chuyển, và phải tuân theo quy trình cụ thể, phải đảm bảo xử lý được các vấn đề và rủi ro có thể xảy ra. Vì lẽ đó, cross docking có thể giúp tiết kiệm chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.
Cross docking và chuỗi cung ứng quan hệ với nhau như thế nào?
Cross docking là một hoạt động khá phức tạp, dưới góc độ nhà quản lý, cross docking liên quan đến sự liên kết của nhà phân phối, nhà cung cấp với khách hàng. Cứ 1 hoạt động cross docking đồng nghĩa với việc đối tác trong kênh sẽ tăng chị phí hoặc có thể phải gặp 1 số trở ngại.
Về phía cung, các nhà cung cấp có thể được yêu cầu cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, tuy nhiên phải thực hiện dán nhãn giá hoặc mã vạch.
Về phía cầu, khách hàng được phép đưa ra các yêu cầu về việc đặt hàng vào một số ngày nhất định, từ đó cho phép lead time giao hàng nhiều hơn 1 ngày. Tổng hợp tất cả những yêu cầu này sẽ dẫn đến việc gia tăng thêm các chi phí khác đồng thời gia tăng sự phối hợp với các đối tác kênh.
Trên đây là những thông tin cần biết về cross docking. Qua bài viết, có lẽ bạn đã hiều được cross docking là gì? Lợi ích, yêu cầu, phân loại và cơ bản về kỹ thuật này. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics, hãy liên hệ ngay với Nhatviet Logistics qua hotline 0971 21 22 23.