Vận tải đường sắt là một trong những hình thức vận tải phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hình thức này còn rất nhiều hạn chế. Trong bài viết này, Nhatviet Express sẽ chỉ ra những nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là gì? Và tổng quan ngành đường sắt Việt Nam hiện nay.
Vận tải đường sắt là gì?
Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển hàng hóa hoặc người di chuyển, với phương tiện được thiết kế đặc biệt, có bánh chạy trên đường ray. Đường ray thường làm bằng thép, gồm 2 thanh song song được cố định xuống nền.
>> Định nghĩa vận tải đường sắt theo Wikipedia
Lịch sử giao thông đường sắt bắt đầu từ thế kỉ 6 TCN tại Hy Lạp cổ đại, cho đến nay đã trải qua một quá trình dài phát triển và ngày càng hoàn thiện.
>> Xem thêm: Pre-alert là gì?
Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là gì?
Vận tải đường sắt có các ưu điểm sau:
- Thời gian vận chuyển có độ chính xác cao, do tàu di chuyển theo lịch trình cố định.
- Chi phí, giá cước vận chuyển thấp hơn các hình thức vận tải khác.
- Có thể vận chuyển các tuyến đường xa và các loại hàng hóa có khối lượng lớn.
Bên cạnh đó, nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là chỉ có thể hoạt động trên các tuyến đường cố định có lắp đặt đường ray. Ngoài ra, còn có những hạn chế khác như:
- Tốc độ vận chuyển không cao. Tàu chỉ theo 1 lộ trình nhất định và kho linh hoạt đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển phát sinh. Vì vậy, ngành vận tải đường sắt hiện nay rất khó có thể cạnh tranh trong thời đại đòi hỏi sự thay đổi liên tục không ngừng.
- Một số khu vực như miền Tây và một số tỉnh Tây Nguyên không thể sử dụng phương thức này.
- Việc hư hỏng hay bảo trì hệ thống đường sắt có thể gây gián đoạn cho việc vận chuyển.
- Vận tải đường sắt sẽ phù hợp với hàng khối lượng lớn, và vì vậy, các cá nhân nhỏ lẽ sẽ thường không phù hợp với loại hình này.
Hiện nay đã có nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhưng vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn, Bắc Nam,…vẫn được sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm khó thay thế được nêu ra phía trên.
Hệ thống vận tải đường sắt nước ta hiện nay
Là một hình thức giao thông vận tải trọng yếu của cả nước, hệ thống vận tải đường sắt nước ta vẫn được đầu tư và phát triển liên tục. Từ đó góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Với hơn 140 hình thành và phát triển, mở đầu với tuyến đường sắt đầu tiên tại Đông Dương nối từ TP.HCM tới Mỹ Tho (Tiền Giang). Theo thống kê năm 2018, mạng lưới đường sắt Việt Nam đã phát triển và phân bổ theo 7 trục chính với tổng chiều dài hơn 3,16 nghìn km; trong đó có 2,7 nghìn km đường chính tuyến, 459,7 km đường nhánh và đường ga. Phần lớn hạ tầng giao thông đường sắt Việt Nam là khổ đường đơn (1.000 mm) chiếm đa số với 84% tổng chiều dài đường chính tuyến và đường ga; chỉ có 6% là khổ đường 1.435 mm và 9% là khổ đường lồng (1.435 mm và 1.000 mm).
Những hạn chế của ngành đường sắt Việt Nam và cơ hội phát triển
Tuy nhiên, so với sự phát triển trong nước và trên thế giới, ngành vận tải đường sắt đang bị bỏ lại khá xa, sự lạc hậu được thể hiện qua kết cấu hạ tầng ở mức thấp, đường sắt đơn chiếm tới 85% hệ thống giao thông đường sắt cả nước trong khi năng lực vận tải hạn chế, đã trở nên cũ kỹ, không được xây dựng phát triển. Với tuổi đời cả trăm năm, hạ tầng đường sắt nhiều nơi đã xuống cấp thiếu an toàn, nhiều đoạn đường cong bán kính quá nhỏ, độ dốc lớn, tải trọng hạn chế; cầu, hầm đã qua gần 100 năm khai thác, bị phong hóa rò rỉ nước. Đặc biệt đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp trên 4.000 đường dân sinh tự mở, trung bình 2,15km/1 đường ngang) đó là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn giao thông đường sắt.
Riêng năm 2022, do du lịch phục hồi, vận chuyển hành khách ngành này đã tăng 205,6%; tiếp đà quý I năm 2023, vận tải hành khách tăng 200% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu đáng mừng mang đến hy vọng tăng trưởng vận tải đường sắt trong tương lai nếu như ngành có sự đầu tư tương xứng với nhu cầu thực tế. Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về chính sách phát triển và sử dụng ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 15,46 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 4,7% trên tổng số 272,70 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chuyển tiếp từ giai đoạn trước là 11,62 nghìn tỷ đồng, dự án khởi công mới là 3,22 nghìn tỷ đồng, dự án chuẩn bị đầu tư là 583 tỷ đồng. Năm 2022, nguồn vốn bố trí đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt chỉ chiếm khoảng 3,6%, tương đương 1,83 nghìn tỷ đồng trên tổng số 50,32 nghìn tỷ đồng cho toàn ngành giao thông vận tải; trong khi đó, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là khoảng 3 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu.
Nhìn chung ngành đường sắt cần cải thiện rất nhiều về chất lượng, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với sự phát triển của công nghệ hiện nay.
Liên hệ với Nhatviet Express để chúng tôi tư vấn cho bạn về các dịch vụ vận tải, kho bãi hàng đầu Việt Nam qua hotline 0971 21 22 23. Website: https://nhatvietexpress.com/ hoặc https://nhatvietlogistics.com.vn/.