Vận chuyển hàng hóa cũng có nhiều hình thức khác nhau. 2 hình thức phổ biến khi xuất nhập khẩu hàng hóa là vận chuyển tiểu ngạch và vận chuyển chính ngạch. Rất nhiều người vẫn bị nhầm giữa 2 loại hình thức này. Vậy tiểu ngạch là gì? Chính ngạch là gì? Hãy cùng Nhatviet Express tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Vận chuyển tiểu ngạch là gì?
Hiện nay, các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu là nòng cốt trong sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là ở các quốc gia láng giềng, hàng xóm. Hình thức vận chuyển tiểu ngạch được thực hiện giữa 2 quốc gia giáp nhau, giá trị của các giao dịch thường có giá trị nhỏ và tuân theo quy định của pháp luật. Ví dụ điển hình là việc nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam, đa số các nhà buôn nhỏ lẻ đều nhập theo hình thức này.
Người làm vận chuyển tiểu ngạch có hộ khẩu ở gần biên giới (ví dụ ở Việt Nam là Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn,…) và giáp với các nước láng giềng.
Việc vận chuyển hình thức này đơn giản hơn nhiều so với chính ngạch rất nhiều, đặc biệt là về thủ tục. Tuy nhiên, vận chuyển theo hình thức này chỉ được sử dụng cho các hàng hóa đơn giản và tuân theo quy định của pháp luật về đóng thuế. Ngoài ra, hàng hóa được kiểm tra kỹ lưỡng về mặt chất lượng.
Một số mặt hàng không nên vận chuyển tiểu ngạch:
- Các mặt hàng dễ bị hư hỏng (ví dụ như thực phẩm tươi sống).
- Các loại mặt hàng cấm: vũ khí, chất khích thích, ma túy,…..
- Các loại cổ vật, bảo vật quốc gia,…
- Các loại mặt hàng dễ gây nguy hiểm cho môi trường.
Vận chuyển chính ngạch là gì?
Vận chuyển chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Số lượng hàng hóa khi xuất nhập khẩu theo cách này là khá lớn. Hình thức này yêu cầu các loại giấy tờ, hợp đồng đầy đủ. Sẽ có những ràng buộc giữa người mua và người bán. Hàng hóa sẽ được đóng thuế đầy đủ và được kiểm định về chất lượng bởi các cơ quan chức năng.
Hình thức vận chuyển chính ngạch phù hợp với các doanh nghiệp, nhập/xuất hàng với số lượng lớn. Xuất nhập khẩu theo dạng này sẽ phức tạp và nhiều yêu cầu hơn so với tiểu ngạch. Vì vậy, nếu chỉ cần số lượng nhỏ với nhu cầu cơ bản, bạn có thể sử dụng vận chuyển tiểu ngạch, giảm thiểu được nhiều thủ tục phức tạp và nhanh chóng hơn.
>> Xem thêm: Quy trình 12 bước nhập khẩu hàng hóa
Những rủi ro khi vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch
Vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch đơn giản và nhanh chóng về thủ tục, nhưng lại có những rủi ro có thể phát sinh sau:
- Không đảm bảo an toàn hàng hóa tuyệt đối: Khi vận chuyển hàng hóa không qua cửa khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua những địa hình khó khăn, nên trường hợp hàng hóa hư hại, thất lạc hoàn toàn có thể xảy ra.
- Chất lượng hàng hóa khó kiểm soát: Hàng hóa có thể bị đánh tráo trong quá trình vận chuyển. Nếu bị hải quan kiểm tra sẽ không thể giải trình và gây thiệt hại cho người mua.
- Khó đáp ứng được quyền lợi giữa các bên: Vận chuyển theo hình thức này thường sẽ không có đầy đủ các loại giấy tờ, hợp đồng. Do đó, việc tranh chấp của các bên sẽ khó hơn, do không có cơ sở nào để đưa ra quyết định.
Nhược điểm của nhập hàng chính ngạch
Nhập hàng chính ngạch thường có chi phí cao hơn tiểu ngạch. Hơn nữa, các thủ tục và giấy tờ cũng phức tạp hơn rất nhiều. Được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền, do đó tính linh hoạt sẽ thấp hơn.
Nhưng vận chuyển chính ngạch lại có thể vận chuyển số lượng hàng hóa lớn không giới hạn, đảm bảo an toàn hàng hóa và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đây cũng là sự khác biệt giữa các hình thức vận chuyển để bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vận chuyển tiểu ngạch và chính ngạch. Nếu bạn đang cần sử dụng các dịch vụ logistics, vận tải, xuất nhập khẩu và kho bãi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0971 21 22 23 để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất nhé.
Nhatviet Logistics – Công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam