Trong xuất nhập khẩu, logistics, thủ tục hải quan,…có nhiều khái niệm quan trọng. Trong đó phải kể đến điều kiện FOB, là một thuật ngữ khá căn bản. Vậy điều kiện FOB là gì? Điều kiện FOB và CIF có gì khác nhau?
Điều kiện FOB là gì?
Điều kiện FOB (viết tắt là Free On Board hay còn gọi là Freight on Board) được xem là một điều kiện giao hàng nhằm chuyển đổi trách nhiệm của người bán khi đã lên boong tàu. Người bán sẽ chịu mọi trách nhiệm khi hàng hóa chưa được vận chuyển lên tàu. Nhưng sau khi đã chuyển lên boong tàu, người mua phải chịu trách nhiệm mọi vấn đề, từ quản lý cho đến rủi ro hàng hóa.
FOB vẫn thường gặp trong các hợp đồng mua bán quốc tế, được thể hiện trong Incoterm, gần giống như FAS nhưng người bán cần phải trả cước phí lên tàu.
>> Xem thêm: SKU là gì?
Những điều bao gồm trong giá điều kiện FOB là gì?
Giá FOB là giá tại cửa khẩu của nước người bán, trong đó có những loại chi phí chính là: làm thủ tục nhập khẩu, thuế xuất khẩu (nếu có) và chi phí vận chuyển ra cảng (không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển và phí vận chuyển ra biển).
Chi tiết về điều kiện FOB
Trách nhiệm của người bán
- Người bán có nghĩa vụ phải giao hàng, cung cấp các chứng từ và hóa đơn thương mại, bằng chứng giao hàng,…
- Làm thủ tục xuất khẩu và cấp giấy phép cho lô hàng được xuất đi.
- Chịu mọi trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất, sau khi hàng đã lên tàu là hoàn thành.
- Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí trước khi hàng hóa được chuyển lên tàu, sau khi lên tàu thì người mua phải chịu trách nhiệm vấn đề này.
- Người bán có nghĩa vụ hỗ trợ các thông tin và tài liệu cần thiết để vận chuyển và giao hàng đến điểm cuối.
Trách nhiệm của người mua
- Người mua phải thanh toán cho người bán đúng như trên giấy tờ, hợp đồng.
- Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu và làm các thủ tục hải quan theo quy định để hàng hóa được phép nhập khẩu vào trong quốc gia.
- Người mua chịu trách nhiệm quản lý và rủi ro khi hàng hóa đã được đưa lên tàu, có thể là mất mát và tổn thất hàng hóa. Trong trường hợp tàu bị hoãn tại cảng, người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.
- Chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển khi hàng qua lan can tàu, cước tàu, thuế, bảo hiểm và các loại phụ phí phát sinh sẽ do người mua trả.
- Nếu hải quan bắt buộc kiểm tra hàng hóa, người mua sẽ chịu mọi chi phí phát sinh
So sánh giữa điều kiện FOB và CIF
Cả FOB và CIF đều là điều kiện trong Incoterm 2010, được sử dụng rất phổ biến trong vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Trách nhiệm của người mua và bán trong FOB và CIF cũng tương tự như nhau.
>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa CIP và CIF
Tuy nhiên, với FOB thì không có trách nhiệm mua bảo hiểm với lô hàng được vận chuyển và được chuyển đổi trách nhiệm tại cảng đi.
Còn với điều kiện CIF thì có trách nhiệm mua bảo hiểm với lô hàng và được chuyển đổi trách nhiệm tại cảng đến. Người bán sẽ phải có trách nhiệm bảo hiểm cho lô hàng, thông thường là 110% giá trị của đơn hàng.
Kết luận
Điều kiện FOB hiện nay đang rất phổ biến, nhất là với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics: kho bãi, vận tải, xuất nhập khẩu,…hãy liên hệ với Nhatviet Logistics qua hotline 0971 21 22 23 để biết thêm thông tin chi tiết nhé.